LÀNG NGHỀ BÚN KHÔ BÌNH ĐỊNH

LÀNG NGHỀ BÚN KHÔ BÌNH ĐỊNH

Khi nhắc đến Bình Định, người ta thường chỉ nhớ đến đây là nơi được ví như cái nôi của võ cổ truyền Việt Nam. Nhưng ít ai biết được rằng, Bình Định còn là một trong số ít những địa phương có nhiều làng nghề truyền thống với đa dạng ngành nghề khác nhau. Và nổi bật hơn cả là Làng nghề bún khô Bình Định.

Ngày nay, trên toàn tỉnh Bình Định còn lưu giữ hơn 40 làng nghề truyền thống. Và thường các làng nghề bún khô tập trung chủ yếu tại các huyện An Nhơn, Hoài Nhơn,…Vì khi xưa, nơi đây là một vùng đất sầm uất. Con người làm đủ các ngành nghề, tham gia sản xuất ra các sản phẩm thiết yếu. Trong số ấy có sự xuất hiện của bún khô.

Mục Lục

Quy trình sản xuất ở làng nghề bún khô Bình Định

bún khô Bình Định

NGÀY XƯA

Thời phong kiến, bún khô được sản xuất có hình dáng khác với hiện nay. Sợi bún được người thợ rê thành nhiều sợi rồi cho vào nồi nước đang sôi. Bún chín được vớt ra thành nhóm nhỏ, được phơi hẳn trên vỉa hè. Sợi bún sau khi khô thì được bó lại. Người dân cất trữ vào các chum to để sử dụng dần sau này hoặc mang ra chợ bán. Về sau, phát triển hơn nên các sợi bún được đóng thành kiện để các buôn lái đem đi tiêu thụ ở Trung Hoa.

NGÀY NAY

Quy trình làm bún ở làng nghề ngày nay đã được cải tiến rất nhiều so với trước,tuy nhiên mô hình chung vẫn giữ những công đoạn cũ, chỉ là bổ sung thêm sự trợ giúp từ máy móc, công nghệ hiện đại để thành phẩm có giá trị sử dụng và bảo quản tốt hơn. Gạo được lựa chọn kỹ càng, được vo, đãi sạch, đem ngâm nước qua đêm. Sau đó, đưa gạo đã ngâm vào máy xay nhuyễn với nước để tạo thành hỗn hợp dẻo, nhão. Bột lại được ủ và chắt bỏ nước chua. Rồi lại tiếp tục được nhào, trộn trong nước sạch thành dung dịch lỏng. Cuối cùng, chúng được đưa qua màn lọc sạch sạn, bụi tấm để tạo thành tinh bột gạo.

Tinh bột gạo được cho vào khuôn bún. Khuôn bún thường làm bằng chất liệu dạng ống dài, phía đầu khuôn có một miếng kim loại đục các lỗ tròn. Bột chảy đều qua các lỗ khi khuôn bị vặn, nén, tạo thành sợi bún, rơi xuống nồi nước sôi đặt sẵn dưới khuôn. Sợi bún được luộc trong nồi nước sôi khoảng vài ba phút sẽ chín. Sau đó, sợi bún được vớt sang tráng nhanh trong nồi nước sạch, nguội để sợi bún không bị bết dính vào nhau. Cuối cùng là công đoạn vớt bún và phơi khô.

Hiện nay, bún khô đã được sản xuất bằng máy. Vì thế mà sản lượng bún khô được nâng lên, rút ngắn thời gian góp phần xuất khẩu bán khô đi các tỉnh các nước chiếm thị phần lớn.

Phân biệt bún khô với thực phẩm dạng sợi khô khác

bún khô Bình Định

Trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm khô dạng sợi có hình dáng giống nhau. Tuy nhiên, ít nhiều chúng cũng có nhiều sự khác biệt:

Bún khô được làm từ gạo, sợi bún có tiết diện tròn, nhỏ.

Mì sợi được làm từ tinh bột gạo hoặc bột mì, đôi khi kết hợp với một số nguyên liệu khác như trứng (mì trứng). Chúng được cắt sợi vuông hoặc sợi tròn nhỏ.

Bánh phở cũng sử dụng nguyên liệu như bún khô nhưng lại được tráng mỏng, cắt thành sợi dài.

Bánh đa có cách làm tương tự bánh phở, bên cạnh đó có thể kết hợp với bột đao.

XEM THÊM TẠI MÓN NGON TỪ BÚN KHÔ BÌNH ĐỊNH

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *