Chất đạm (Protein) là một trong 4 nhóm thực phẩm cần bổ sung vào cơ thể một cách thường xuyên. Nó chính là những “viên gạch” hình thành bắp thịt, gân, cơ, nội tạng và da để hình thành lên cơ thể. Vậy khi nào thì bạn biết mình đang thiếu chất đạm hay bổ sung thực phẩm nhiều đạm như thế nào là hợp lý. Hãy cùng bún khô Phương Anh tham khảo qua bài viết sau nhé!
Mục Lục
Chất đạm là gì?
Protein đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể chúng ta. Chúng chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể của một người trung bình và là thành phần chính của cơ (nước chiếm 70%).
Chất đạm ngoài việc xây dựng và tái tạo tất cả các mô cơ thể thì nó còn mang một vai trò quan trọng trong việc điều tiết, hấp thụ giúp cơ thể có sức khỏe và đề kháng hoàn thiện.
Mọi người thường có suy nghĩ nhầm lẫn là chỉ có nguồn thực phẩm từ động vật như thịt, cá, trứng, sữa mà bỏ qua các loại protein thực vật. Tuy nhiên protein thực vật cũng rất dồi dào chất đạm. Loại đạm này dễ tiêu hóa và ít năng lượng, ít chất béo bão hòa hơn đạm thịt động vật.
Dấu hiệu khi cơ thể thiếu chất đạm
Liên tục thèm ăn
Khi chế độ ăn của bạn quá ít protein thì bạn sẽ có biểu hiện thèm ăn liên tục. Biểu hiện này là tín hiệu hối thúc bạn bổ sung thêm protein cho cân bằng với hàm lượng calo nạp vào.
Dễ bị bệnh cảm vặt
Protein giúp giữ cho các tế bào của hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, các tế bào ấy cần đủ protein để sửa chữa và nhân lên giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh. Nếu không đủ protein cần thiết thì chúng ta dễ bị vi trùng gây bệnh tấn công.
Các vết thương trở nên lâu lành
Giống với trường hợp trên, cơ thể cần protein để sửa chữa và phục hồi các vết thương. Điều này giải thích cho việc vì sao các vận động viên thường ăn những thực phẩm nhiều đạm sau khi tập luyện ở cường độ cao. Vì vậy, khi thấy vết thương lâu lành, bạn cần xem lại chế độ ăn uống của mình
Thèm ăn những món ăn ngọt
Protein giữ chức năng ổn định lượng đường trong máu ở mức ổn định. Khi cơ thể bị thiếu hụt protein thì lượng đường trong máu sẽ giảm xuống thấp, khi đó sẽ khiến bạn thèm đồ ăn ngọt.
Mắt cá chân và bàn chân bị sưng
Nếu mắt cá chân bị sưng to, bàn chân bị giữ nước thì có thể là cơ thể bạn đang có dấu hiệu thiếu protein nghiêm trọng. Vì protein chữa lành và phục hồi các mô cơ, giảm thiểu tình trạng giữ nước ở các mô. Vì vậy khi thiếu protein thì cơ thể sẽ bị giảm hiệu quả trong việc giữ nước, gây sưng và phù nề ở bàn chân và mắt cá chân
Thiếu tập trung, khó khăn trong việc ghi nhớ
Các thực phẩm nhiều đạm sẽ giúp cơ thể đủ protein ổn định lượng đường trong máu và não bộ. Nên nếu khi bạn bị thiếu tập trung, cảm thấy trí nhớ mình kém đi thì đó là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu chất đạm.
Công thức “4-5-1” – Áp dụng để ăn ngon và đủ chất
Công thức 4-5-1 là gì?
4-5-1 chính là công thức dinh dưỡng hợp lý được PGS.TS Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia đưa ra: “Một ngày hoặc một bữa ăn phải có sự cân đối giữa 4 yếu tố và đảm bảo tính đa dạng thông qua sự có mặt của ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm.”
Theo đó, trong 04 yếu tố thì cần cân đối giữa các nhóm chất sinh năng lượng, các loại thực phẩm nhiều đạm, các loại chất béo và vitamin khoáng chất.
- Các nhóm chất sinh năng lượng
Tỷ lệ 13-20% chất đạm; 20-25% chất béo; 55-65% tinh bột cho người trưởng thành
- Các loại chất đạm
Cân đối giữa đạm động vật và thực vật
- Các loại chất béo
Cân đối giữa béo động vật và thực vật
Những nhóm thực phẩm nhiều đạm cần ưu tiên có trong bữa ăn hàng ngày
-
Gạo, bánh mì, mì gói, phở khô
Đây là nhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể nên được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Gạo chắc chắn sẽ không thể thiếu trong mỗi bữa cơm. Còn mì gói hay phở khô sẽ là loại thực phẩm “đa năng”, chế biến nhanh mà có thể dễ dàng biến tấu tạo nên nhiều món ăn thơm ngon cho buổi sáng hay bữa tối về trễ.
Mua ngay phở khô Phương Anh ngay tại đây nhé!
-
Thịt, cá, hải sản
Các loại thịt động vật như thịt bò, thịt heo, gà và cá là nguồn cung cấp chất đạm động vật, axit amin cần thiết cho cả nhà. Nhóm này là nguồn cung cấp nguyên liệu tổng hợp các tế bào bạch cầu và kháng thể được ví như những binh lính trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn và vi rút xâm nhập cơ thể.
-
Trứng
Là nguồn cung cấp chất đạm động vật với nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn có thể dự trữ một ít quả trứng trong tủ lạnh để làm nhiều món khác nhau từ mặn đến ngọt như trứng luộc, trứng chiên, bánh flan, bánh bông lan…
-
Rau, củ, quả theo mùa:
Giúp cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể. Ngoài ra, các loại gia vị như hành, tỏi, gừng, sả và rau thơm nhiều tinh dầu như bạc hà, kinh giới, tía tô cũng nên được đưa vào thực đơn nhiều hơn vì có tính kháng khuẩn cao, giúp kháng viêm, nâng cao miễn dịch cơ thể.
-
Sữa và các chế phẩm từ sữa:
Các loại sữa giúp cung cấp canxi cho cơ thể, đặc biệt sữa chua có thể làm ức chế sự nhân lên của virus.
Bún phở khô Phương Anh mong đây là bài viết hữu ích cho bạn!