Nhớ đến Việt Nam, ngoài tà áo dài trắng tinh khôi hay hương thơm ngát của hoa sen thì người ta không thể nào quên được món phở thơm lừng giữa phố thị phồn hoa. Nhưng đặc biệt hơn cả, với sự trải đời và kinh nghiệm dày dặn, món phở truyền thống của Việt Nam đôi khi lại đa dạng khiến người thưởng thức quên rằng sự khác biệt về hương vị giữa 2 miền. Chính vì thế, Bún Phở Khô Phương Anh sẽ cùng bạn khám phá hương vị khác biệt giữa phở miền Bắc và phở miền Nam.
Trước tiên, bạn hãy theo chân chúng tôi tìm hiểu rằng phở được làm từ gì và sản xuất như thế nào nhé!
Bánh phở là loại thực phẩm được làm từ tinh bột gạo ( gạo được chọn là loại gạo tẻ có đặc tính hút ít nước). Thay vì luộc như sợ bún thì sợi phở được hấp lên. Bánh phở sau khi qua công đoạn hấp chín sẽ được đem đi sấy khô bởi dàn máy sấy công nghệ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tạo nên những sợi phở dai ngon, đậm vị. Một tô phở ngon thường chứa đựng đầy đủ các nguyên liệu và hòa quyện với nước dùng thanh ngọt. Đặc biệt, hương thơm dậy lên bởi thịt bò cùng một chút rau thơm rắc trên đó đã làm ngây ngất bao người thưởng thức món ăn này.
Mục Lục
Phở miền Bắc
Bánh phở miền Bắc thường được tạo kiểu với hình dáng to và dẹp. Sợi phở được làm mảnh và dài. Màu sắc trắng đục tự nhiên.
Yếu tố chính tạo nên một bát phở ngon ở miền Bắc lại chính là nước dùng trong, thanh. Hơn thế nữa, khi nếm chúng phải để lại vị ngọt hậu. Để đạt được điều này, người thưởng thức còn nêm vào đó chút mì chính để nước dùng không những đậm vị mà còn giữ được độ thanh trong.
Gia vị thêm vào ở miền Bắc cũng rất đổi tinh tế. Một nhúm bánh phở đã trần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát, phía trên là mấy ngọn hành hoa xanh nõn, mấy cọng rau thơm mấy lát gừng, mấy lát ớt thái mỏng lấp ló sau nhiều lát thịt thái mỏng đều tay. Hơn thế nữa, đôi khi họ lại cho thêm chút vị chua của chanh. Tất cả những thứ đó kết hợp lại tạo nên sự thanh lịch, chỉn chu thường ngày như tính cách của người dân nơi đây.
Phở miền Nam
Nếu miền Bắc dùng bánh phở mỏng và dẹp thì lăn bánh xe vào miền Nam, chúng ta sẽ thấy được sợi phở nhỏ, tròn và dài khác lạ ở nơi đây.
Ở miền Nam, người ta rất ưa chuộng sự đậm đà chính vì thế họ thường chế biến nước dùng có màu hơi đục. Mà cái sắc màu này hầu hết xuất phát từ xương hầm kết hợp với chút nước béo. Chính vì thế ngoài cái ngọt ngào, tròn vị, phở trong Nam còn có chút béo ngậy, mộc mạc như chính tính cách người dân vùng này.
Điểm khác biệt lớn nhất về gia vị giữa bát phở của 2 vùng miền lại chính ở cái màu đen của tương được thêm vào trong phở miền Nam. Thêm vào đó, ở Sài Gòn, thịt bò được chia thành nhiều kiểu khác nhau theo nhu cầu của khách hàng: chín, tái, nạm, gầu, gân. Tương ớt đỏ, chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá (trụng nước sôi hoặc ăn sống tùy mỗi nơi), hành tây cắt lát mỏng (có thể ngâm với dấm để tạo độ chua thanh vừa phải) là những loại rau bắt buộc phải có. Thường là để riêng trong một dĩa hay rổ bán kèm theo từng tô phở, người dùng thích thứ nào thì lấy bỏ vào tô của mình thứ ấy.
Phở khô Phương Anh
Dù bát phở miền bắc và bát phở miền Nam mang nét đặc trưng riêng nhưng cuối cùng, chúng vẫn là món ăn truyền thống dân dã chung của khắp mọi người ở mọi nơi. Bên cạnh đó, để thưởng thức được loại phở này ở bất kì đâu, người ta đã tạo ra nhiều loại phở khô tiện lợi. Với nhiều năm trong nghề, Bún phở khô Phương Anh luôn tìm tòi nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào sản xuất để mang đến thị trường sản phẩm phở khô an toàn vệ sinh, sạch sẽ, bảo quản tốt. Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của người dùng từ khắp mọi nơi từ trong nước ra nước ngoài.
Xem giá Phở khô tại đây!