CÁCH PHÂN BIỆT GIỮA SỢI PHỞ KHÔ BÌNH ĐỊNH VÀ SỢI HỦ TIẾU

Ngày nay các loại thực phẩm dạng khô đang được thị trường rất ưa chuộng. Không chỉ xuất hiện trong bữa ăn gia đình mà còn trở thành món ăn kinh doanh. Đối với những ngày chán cơm thì thay đổi món ăn thành phở khô chẳng hạn là một sự lựa chọn tuyệt vời. Nhưng đa phần mọi người thường nhầm lẫn giữa sợi phở khô Bình Định và sợi hủ tiếu. Vậy chúng có điểm giống và khác nhau như thế nào?  Hãy theo chân Bún –  phở khô Phương Anh cùng giải đáp thắc mắc nhé!

Mục Lục

Điểm giống nhau giữa sợi phở khô Bình Định và sợi hủ tiếu

Nhìn sơ qua chắc hẳn ai trong chúng ta cũng nhầm lẫn giữa sợi phở khô Bình Định và sợi hủ tiếu. Hình dạng của hai loại phở này nó na ná nhau, phải quan sát kĩ thì mới thấy sự khác biệt. Chúng đều là dạng sợi tròn nhỏ được làm từ gạo và có màu trắng ngà ngà. Hơn thế nữa quá trình chế biến cũng có sự giống nhau khi cả hai loại sợi đều phải qua trụng hoặc luộc bằng nước sôi. Đa phần chúng đều có thể được làm thành các món ăn ngon theo hai dạng là phở khô hay phở nước , hủ tiếu khô hay hủ tiếu nước.

sợi phở khô Bình Định

Cách phân biệt sợi phở khô Bình Định và sợi hủ tiếu

Nguồn gốc hình thành

Hủ tiếu là món ăn dạng sợi của người Triều Châu – Trung Quốc.Nó phát triển rất mạnh ở miền Nam Việt Nam từ những năm 50, đặc biệt là tại Sài Gòn.Nếu phía Bắc nổi tiếng với món phở trứ danh của người Hà Nội thì ở miền Nam rất dễ tìm thấy một quán hủ tiếu trên đường phố hoặc xe hủ tiếu đẩy ở ngay đầu hẻm nhà mình

Trái lại phở khô Bình Định lại có nguồn gốc hoàn toàn đến từ mảnh đất thân thương đầy nắng và gió biển của Việt Nam là Bình Định. Qua bao năm tháng dưới đôi tay dày dặn kinh nghiệm và hiểu về phở khô những làng nghề dần được hình thành và phát triển tạo ra những sợi phở khô rất riêng của người Bình Định nơi đây. Từ đó cũng trở thành đặc sản của nhiều vùng miền tiêu biểu nhất là món “ Phở hai tô” của người dân phố núi – Gia Lai.( bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây! )

sợi phở khô Bình Định

Hình dáng và cách ăn có gì khác nhau ?

Nếu quan sát kĩ ta dễ dàng nhận thấy sự khác nhau của hai loại sợ này. Về hình dáng sợi phở khô Bình Định nó nhỏ hơn sợi hủ tiếu khoảng 1/3 lần.

Đến với món phở khô thì thường được chế biến là món phở 2 tô đặc trưng , ở đây phần trộn sợi phở không thể nào thiếu tương đen(được nấu riêng theo mỗi quán ăn), Người Gia Lai thường có câu “ Phở khô mà không có tương đen cũng giống như bánh mì mà thiếu pate vậy đó”. Đặc biệt hơn nữa là phần nước dùng với vị ngọt thanh từ xương của người miền trung khiến bạn ăn một lần mà nhớ mãi.

 

Còn hủ tiếu thì cách ăn vô cùng đơn giản chỉ với chút xì dầu là có thể thưởng thức được ngay.

Hương vị khác nhau giữa phở khô và hủ tiếu

Điểm đặc trưng có lẽ tạo nên sự khác biệt lớn nhất giữa 2 món ăn này có lẽ là độ dai hay mềm của từng loại sợi. Ta thường nghĩ rằng phở khô Bình Định được làm 100% là từ gạo, nhưng nó thường được trộn bởi 3 loại gạo khác nhau vì cách làm như vậy sẽ tạo ra 1 loại sợi bánh mà khi trụng lên nó sẽ còn độ hơi dai và khô chứ không bị mềm và ướt như sợi hủ tiếu. Điểm lưu ý ở đây vì sợi phở khô Bình Định nó nhỏ hơn sợi hủ tiếu nên sau khi trụng là phải trộn liền mới ngon chứ để sợi phở hơi nguội là sẽ mất đi độ dai ngon của nó.

Bún khô Phương Anh mong đây là bài viết hữu ích đối với bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *