QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHỞ KHÔ ĐẠT CHUẨN XUẤT KHẨU

Mục Lục

Nền kinh tế mở đang thúc đẩy nền kinh tế của nhiều nước phát triển. Cán cân xuất nhập khẩu đóng vai trò không nhỏ trong nền kinh tế này. Việt Nam nổi tiếng với rất nhiều các loại thực phẩm xuất khẩu với hương vị mới ạ. Và phở khô không nằm ngoài số đó. Vậy quy trình sản xuất phở khô đạt chuẩn xuất khẩu được thực hiện thế nào? Hãy cùng Bún phở khô Phương Anh khám phá điều này nhé!

Quy trình sản xuất phở khô ngày xưa

Từ xa xưa, phở khô được khoác lên mình hình dáng và màu sắc khác với hiện nay. Sợi phở được người thợ tráng thành nhiều lá mỏng. Tráng bánh phở theo cách thủ công mà cách thức giống như họ tráng bánh cuốn bây giờ, bánh tráng thủ công thì không đều, bánh dầy và cứng. Sau đó, sắt thành sợi tùy kích thước. Công đoạn cuối cùng là mang đi phơi dưới ánh nắng mặt trời để sợi phở săn và khô lại. Người dân cất trữ vào các chum to để sử dụng dần sau này hoặc mang ra chợ bán. Về sau, phát triển hơn nên các sợi phở được làm thẩm mỹ hơn với đa dạng kích thước lớn, bé, mỏng, dẹp khác nhau theo sở thích của người dùng.

Quy trình sản xuất phở khô đạt chuẩn xuất khẩu ngày nay

 phở khô đạt chuẩn xuất khẩu

Quy trình làm phở khô ngày nay đã được thay đổi hiện đại hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên mô hình chung vẫn giữ những nguyên liệu và công đoạn sơ chế ban đầu, chỉ là bổ sung thêm sự trợ giúp từ máy móc, công nghệ hiện đại để thành phẩm có giá trị sử dụng và bảo quản tốt hơn.

Nguyên liệu

Gạo được lựa chọn kỹ càng, được vo, đãi sạch, được xay xát thật trắng thì khi làm ra bánh phở mới trắng và bong, đem ngâm nước qua đêm. Sau đó, gạo được cho vào cối xay thành bột, bột xay phải mịn thì bánh làm ra mới mềm, dai. Bột xay xong thì được chuyển sang công đoạn nhào, trộn trong nước sạch thành dung dịch lỏng. Cuối cùng, chúng được đưa qua màn lọc sạch sạn, bụi tấm để tạo thành tinh bột gạo.

Các công đoạn sản xuất phở khô đạt chuẩn xuất khẩu

Tinh bột gạo được pha với nước theo tỉ lệ vừa đủ. Nếu muốn bánh phở ngon và bảo quản được lâu, người ta thường trộn thêm các loại bột khác. Như bột năng, bột khoai mì (cung cấp thêm amylopectin tăng độ dai ) hoặc muối (tăng khả năng giữ nước). Để sử dụng các chất tạo dai trên, cơ sở sản xuất phải áp dụng theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bột sau được pha ở bước trên sẽ được tráng lên mặt vải. Bột được dàn đều trên mặt vải dày đặt trên một nồi nước sôi để cung cấp nhiệt làm chín bột. Sợi phở được luộc trong nồi nước sôi khoảng vài ba phút sẽ chín. Sau đó, Sau đó đậy nắp trong khoảng 2 phút rồi dùng thanh tre mỏng vớt lớp bánh lên.

Người ta dùng máy sấy hiện đại để sấy khô bánh. Sau đó được cho vào máy cắt thành sợi phở đều và đẹp. Cuối cùng là đóng bao bì để bảo quản phở khô được lâu hơn.

Xem thêm Tại đây!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *