Thời gian gần đây, nhiều hàng hóa, thực phẩm của Việt Nam được chào đón tích cực tại thị trường nước ngoài như trái cây tươi, thực phẩm khô, gia vị… Đặc biệt hơn cả bún khô Việt Nam đã và đang là món ăn được ưa chuộng và chào đón tại thế giới ẩm thực của nước ngoài. Bởi bún khô có thể biến hóa ra rất nhiều các món ăn đa dạng, vừa giàu dinh dưỡng lại vô cùng tiện lợi nên đã trở thành sản phẩm tiêu thụ nổi trội của Việt Nam ở thị trường nước ngoài. Cùng Bún khô Phương Anh dạo một vòng qua những thị trường chủ lực của bún khô xuất khẩu trong bài viết sau:
Mục Lục
Người Nhật chuộng thực phẩm mang tên bún khô Việt Nam
Bún khô không chỉ được biết đến và sử dụng rộng rãi trong nước mà còn là một trong những sản phẩm mà doanh nghiệp, công ty Việt Nam có thể đưa vào thị trường “khó tính” này do dễ vận chuyển, giảm chi phí so với đồ tươi vì không lo ôi thiu và giảm chi phí đông lạnh. Cũng theo ông Tetsuichiro Tomihari, trong hội chợ NSAJ tổ chức tại Nhật Bản, sản phẩm của Việt Nam tham gia trưng bày chủ yếu là mặt hàng gia vị và đồ khô trong đó có bún khô Việt Nam. Người Nhật đang thay đổi xu hướng tiêu dùng.
Không những vậy các mẹ nội trợ tại Nhật đang có thói quen tìm đến những cửa hàng thực phẩm của nước ngoài để mua sắm vì họ họ quan tâm đến giá sản phẩm, do đó mặt hàng bún khô của Việt Nam đã và đang là điểm đến cho nội trợ Nhật tin dùng
Đây chính là một ưu thế giúp hàng hóa và thực phẩm bún khô của Việt Nam vào được thị trường Nhật. Người trẻ dựa vào sự nổi tiếng của sản phẩm để lựa, ví dụ nhắc đến Việt Nam họ nghĩ ngay đến phở. Đó cũng là lý do vì sao sản phẩm phở khô, bún khô của Việt Nam được giới trẻ nước này lựa chọn.Theo nghiên cứu tỉ lệ độc thân ở Nhật tăng lên vì thế họ ít nấu ăn và lựa chọn những thực phẩm ăn nhanh như mì, bún, phở khô… theo con số mới nhất, trung bình chỉ hơn 30% người dưới 40 tuổi nấu ăn mỗi ngày, hơn 60% chỉ nấu 2 ngày/tuần.
Cũng theo nghiên cứu kể trên của NSAJ, mỗi tháng một người Nhật bỏ ra trung bình hơn 7 triệu đồng để chi trả cho các loại thực phẩm, đây là một con số cho thấy thị trường thực phẩm của Nhật Bản rất hấp dẫn giúp cơ hội xuất khẩu bún khô Việt Nam tăng mạnh
Nhật, Mỹ, Pháp mua bún gạo Việt Nam làm không xuể
Xuất khẩu gạo ngày càng khó khăn, giá thấp nhưng các sản phẩm chế biến từ bột gạo như hủ tiếu, bún phở khô… đang được các thị trường Nhật, Mỹ, Pháp… ưa chuộng và chào đón
Năm 2014, các công ty bún khô sản xuất hơn 20.000 tấn thành phẩm, trong đó hơn 60% được xuất khẩu. Số còn lại sản xuất theo đơn đặt hàng của các hệ thống siêu thị lớn trong nước.Các sản phẩm từ bột gạo đã có mặt ở thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và các nước ASEAN.
Hiện nay bún khô Phương Anh đã xuất sang thị trường nước ngoài, nhưng khi sang nước ngoài, vào các quán phở Việt doanh nghiệp vẫn sung sướng khi thấy bánh phở thương hiệu công ty mình được sử dụng để chế biến bán cho khách.Chúng tôi tự hào với sản phẩm bún khô được làm từ 100% gạo nguyên chất, xứng đáng để xuất khẩu mang tới thương hiệu vàng cho nước nhà. Tại Pháp, có tới hơn 120 quán phở sử dụng nguyên liệu nhập từ Việt Nam.
Đăng kí giấy chứng nhận lưu hành tự do bún khô ở đâu?
- Khi một doanh nghiệp muốn xuất khẩu thực phẩm thì phải đăng kí giấy lưu hành ở Bộ Công Thương.
- Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lí bao gồm :Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm bún khô – phiếu kiểm nghiệm đầy đủ chỉ tiêu theo QCVN và được kiểm nghiệm tại trung tâm được nhà nước công nhận,… theo quyết định 10/2010 QD-TTg
Một số quy định, giấy tờ cụ thể khác, vui lòng xem tại bài viết: Nguồn bún khô xuất khẩu uy tín, chất lượng.