Giống như tính cách của con người miền Tây chân chất mộc mạc, ẩm thực ở miền Tây mang một nét giản dị, dân dã nhưng vẫn tinh tế. Ngoài vô số các món đặc sản như bún mắm, lẩu cá linh, cá lóc nướng…thì bún khô Phương Anh muốn giới thiệu cho các bạn một “menu” món ăn dân dã cho bữa ăn thường ngày. Hãy cùng xem các món ăn độc đáo và cách chuẩn bị các món ăn này ở bài viết này ngay nhé!
Mục Lục
Menu món ăn dân dã đầu tiên: Cá khô chiên, xoài dầm mắm cay, huyết heo xào giá hẹ
Cá khô một nắng chiên
Mình không biết là ai nghĩ ra cách mà chỉ cần ướp muối với cá xong phơi nắng và chiên lên thôi lại là một món ăn bắt cơm đến vậy. Có lẽ vì sông ngòi miền Tây mênh mông, mỗi mùa nước lên lại có quá nhiều loại cá, không thể ăn hết được nên mới đem đi làm khô để ăn dần. Dần dần thì món cá khô đã trở thành một món ăn thường thấy trong mâm cơm của người miền Tây.
Các loại cá khô nổi tiếng của miền Tây:
- Khô cá linh
- Khô cá tra phồng
- Khô cá lóc
- Khô cá sặc
Cách chế biến các loại cá khô khá đơn giản, chỉ cần bỏ dầu vào chảo, chờ dầu sôi và bỏ cá khô vào. Nhưng bạn nên để ý vì cá khô thường nhanh chín, bạn nên chia với lửa nhỏ với lượng dầu vừa phải.
Xoài dầm mắm cay
Xoài bào mỏng sau đó trộn với nước mắm thật cay, vậy là bạn đã có ngay một món ăn đưa cơm bắt miệng. Đúng với tên gọi menu “món ăn dân dã” thì món này cũng quá dễ làm đúng không nào?
Huyết heo xào giá hẹ
Huyết heo là thực phẩm có tác dụng làm sạch ruột và có hàm lượng sắt gấp 100 lần thông thường. Món ăn này vừa ngon, đơn giản lại còn tốt cho sức khỏe nữa. Nên nếu có cơ hội thì bạn hãy làm món này cho gia đình ngay nhé!
Cách chế biến:
- Luộc huyết với nước sôi trước khoảng 1 phút, sau đó vớt ra
- Hẹ và giá rửa sạch, hẹ cắt khúc vừa ăn
- Làm nóng chảo, cho dầu vào sau đó cho huyết vào xào trước. Nêm nếm theo khẩu vị sau đó bỏ giá và hẹ vào đảo đều (thêm dầu hào nếu có)
Menu món ăn dân dã thứ hai: Cá khô nướng bóp xoài, canh chua, cá hú kho
Cá khô nướng bóp xoài
Vị chua của xoài xanh hòa quyện vị mặn thơm ngon của cá khô cộng thêm vị cay của ớt sẽ làm cho bữa ăn của bạn trở nên ngon miệng hơn nhiều đấy.
Cách để pha nước mắm trộn xoài ngon: Nước lọc, nước mắm, đường được cho theo tỉ lệ 2:2:1 thêm với ớt và tỏi băm tùy vào khẩu vị. Công thức này mình được một chị người miền Tây chính hiệu chỉ cho đó!
Lưu ý: Xoài và nước mắm được bóp trước và cá khô chỉ cho thêm vào khi ăn vì nếu trộn trước sẽ làm cho cá khô bị dai và tanh.
Canh chua
Canh chua miền Tây đặc biệt hơn là vì bởi có thêm bông điên điển và bông súng. Cách nấu đơn giản như sau:
- Nếu có cá thì bạn nên cho dầu ăn vào rồi cho cá vào đảo trước để cá săn lại và không bị tanh, còn không có cá thì có thể thay bằng tép rong nhé.
- Đổ vào 1 lít nước đun sôi, cho cà chua vào, nêm thêm 1/2 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm, 2 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, 4 muỗng nước me. Công thức này nấu cho 2 người ăn nhé!
- Sau khi nước sôi thì bạn bỏ bông súng và bông điên điển vào, thêm rau thơm. Vậy là đã xong một nồi canh chua chuẩn vị miền Tây rồi đó.
Cá hú kho
Xem hướng dẫn chi tiết từ người miền Tây ngay tại đây nhé!
Menu món ăn dân dã cuối cùng: Chỉ đơn giản là trái cây
Với một người con miền Trung chỉ quen ăn cơm với những món ăn đậm đà như tui thì việc nghe nói trái cây ăn cơm được mới đầu tui cũng bất ngờ dữ lắm. Nhưng mà tìm hiểu thử thì thấy Ngọc Trinh cũng hay ăn cơm với trái cây nên tui cũng thử, với ước mơ được đẹp giống chỉ (ước mơ chỉ là mơ ước nhưng mà ngon thì thiệt).
Bí kíp kết hợp trái cây với các món ăn từ chính một người rặt miền Tây là Ngọc Trinh: “Mọi người ở Sài Gòn hoặc miền Bắc không bao giờ ăn trái cây với cơm, chỉ có người rặt miền Tây mới có cách ăn này thôi. Tôi thích ăn chung chuối, dưa hấu, xoài với cơm. Thường thì cơm cá khô tôi ăn cùng dưa hấu, còn chuối, xoài sẽ ăn với cá kho tiêu”.
Vậy đó nên là bữa nào lười lười nấu ăn thì mọi người hãy thử món ăn này nhé, hoặc là muốn thử luôn cũng được tại nó ngon thiệt đó!
Menu bonus: 2 loại mắm miền Tây gây thương nhớ
Mắm tép – vị chua ngọt thơm ngon
Công đoạn chế biến công phu từ làm sạch và khử tanh cho tép, nước mắm làm phải là nước mắm nhĩ, cân đo gia vị cho vừa ăn và phơi liên tục trong 20 ngày mới ra được một hủ mắm tép thơm ngon chuẩn vị. Mắm tép có thể ăn với mọi loại rau, có thể xuất hiện trên bất kì mâm cơm nào, đặc biệt mắm tép ăn với thịt luộc là “hết sảy con bà bảy” luôn đó!
Mắm ba khía – không cầu kì nhưng cần nhiều kinh nghiệm để làm
Sau khi hỏi nhiều người miền Tây thì món mắm gây thương nhớ nhất cho họ mỗi lần đi xa chính là món mắm ba khía này. Tuy sau khi bắt về chỉ cần đổ nước muối vào muối thôi nhưng cần rất nhiều kinh nghiệm vì nếu quá mặn thì ba khía sẽ bị chát, rụng càng còn nhạt quá thì ba khía sẽ dễ bị hư. Ba khía muối chính là món ăn hầu như người dân miền sông nước ai cũng thích và là món ăn rất hao cơm của người miền này.
Bún phở khô Phương Anh hi vọng bài viết này thật sự hữu ích với bạn.