Cách Làm Phở Khô Có Thật Sự Đơn Giản? Sự Thật Là…

Cách Làm Phở Khô

Bánh phở khô chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, thường thì chúng ta chỉ biết quan tâm đến hương vị, sự dai ngon của nó. Nhưng có bao giờ chúng ta chú ý đến cách làm phở khô chưa. Một bánh phở khô ngon phải đến từ cách làm bánh phở khô tiêu chuẩn, an toàn. Nào hãy cùng Bún phở khô Phương Anh ngược dòng thời gian trở về cái lúc làm phở khô thôi.

Mục Lục

Cách làm phở khô tiêu chuẩn, thơm ngon

Quy trình sản xuất phở khô
Quy trình sản xuất phở khô

Giải thích cách làm bánh phở khô

Chuẩn bị nguyên liệu

Trong tinh bột có các 2 chất amyloseamylopectin. Nó có tác dụng hồ hóa và tạo màng trong khoảng nhiệt độ từ 60-90 độ C. Lúc này màng tinh bột có thể phơi khô và bảo quản được trong thời gian lâu. Sau khi gặp nước khoảng 60 độ C nó sẽ tự tái tạo lại cấu trúc. Vận dụng nguyên lí này để sử dụng để làm phở khô. Chính vì vậy mà việc chọn được nguyên liệu gạo thơm ngon quyết định rất lớn đến độ dai ngon và chất lượng của phở khô.

Ngâm gạo

Sau khi có được gạo ngon sẽ tiến hành ngâm gạo. Công đoạn này giúp cho hạt gạo mềm và dễ xay hơn. Tùy vào kinh nghiệm làm nghề mà có thời gian ngâm thích hợp. Nếu thời gian ngâm ngắn thì gạo vẫn chưa nở. Còn nếu ngâm quá lâu dẫn đến gạo lên men và bị chua. Thông thường thời gian ngâm gạo là khoảng 2 giờ đồng hồ.

Ngâm gạo làm bún khô
Ngâm gạo làm bún khô

Xay bột

Mục đích của việc xay bột là để giải phóng các hạt tinh bột trong gạo. Những hạt gạo sẽ được làm mịn và dần tạo thành khối bột đồng nhất. Để quá trình này được thực hiện dễ dàng thì tỉ lệ gạo và nước khoảng 1:1 để xay.  

Lọc hoặc bồng bột

Bột thu được từ việc xay gạo sẽ được lọc và loại bỏ tạp chất. Đồng thời còn giúp cho giảm lượng nước trong dịch tinh bột tạo thuận lợi trong việc tráng bánh đó.

Xem thêm

Khuấy bột

Sau khi thu được tinh bột thì sẽ pha bột theo tỉ lệ nhất định với các thành phần khác như bột khoai mì, bột năng với mục đích tăng độ dai của phở. Hoặc cho thêm muối để giữa nước để sợi phở khô khi làm ra không bị khô.

Ngoài ra cần cho thêm nước vào bột, lượng nước cho vào bột sẽ quyết định chất lượng bánh phở. Nếu cho quá ít nước dẫn đến bánh chưa kịp nở bị cứng. Nếu quá nhiều các hạt tinh bột nở ra nhiều dẫn đến bánh bị bở, không dai. Vì vậy mà tỉ lệ nước cho vào bột cần phải được cân đo đong đếm kĩ càng.

Tráng bánh phở

Hỗn hợp nước và bột sẽ được tráng lên mặt vải. Mà mặt vải này để trên một nồi nước sôi để cung cấp nhiệt độ hấp cho bánh chín. Nên lưu ý là bánh tráng không nên quá dày khoảng tầm 2mm là được. Thời gian gian hấp là khoảng 2 phút. Đây là quá trình này giúp hình thành cấu trúc màng tinh bột gạo.

Công đoạn tráng bánh phở

Phơi bánh phở

Sau khi tráng xong bánh sẽ đem đi phơi trên vĩ trong khoảng 3 giờ đồng hồ. Điều này giúp ổn định hình dạng bánh và dễ dàng cắt ra thành sợi hơn.

Cắt sợi phở khô

Các bánh phở khô sẽ được cho qua máy các để cắt hoặc nếu bạn làm cho gia đình thì có thể sử dụng dao hoặc kéo cắt thành sợi vừa ăn.

Phơi khô phở

Sợi phở sau khi cắt sẽ đem đi phơi cho thật khô để bảo quản thời gian dài mà khô bị các loại vi sinh vật hay nấm mốc.

Bún khô phương Anh dai ngon tự nhiên
Bún phở khô phương Anh dai ngon tự nhiên

Mong rằng qua hướng dẫn chi tiết bên trên đã giúp bạn hiểu hơn về cách làm phở khô. Đồng thời có thể dễ dàng chính tay làm ra những sợi phở khô tại nhà cho những người thân thưởng thức. Nhưng khoan thay vì tốn rất nhiều công sức làm phở khô tại nhà thì tại sao bạn không chọn Bún phở khô Phương Anh cho nhanh tiện gọn mà vẫn ngon.

Bún phở khô Phương Anh hi vọng bài viết này thật sự hữu ích với bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *