Thực phẩm bổ máu và 5 sai lầm thường gặp

thực phẩm bổ máu

Khi mọi người không hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng giúp bổ máu, dẫn đến những sai lầm trong việc bổ sung sắt cho cơ thể. Ở bài viết này, bún khô Phương Anh sẽ chỉ ra cho bạn những tác hại của việc thiếu máu và những thực phẩm bổ máu mà chúng ta cần cho cơ thể của mình nhé. 

Mục Lục

Những tác hại của việc thiếu máu

thực phẩm bổ máu
Triệu chứng đau đầu là dễ gặp nhất khi bạn thiếu máu

Khi số lượng hồng cầu trong máu và lượng huyết sắc tố giảm sẽ khiến cho oxi cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể bị thiếu sẽ gọi là thiếu máu. Việc này gây ra nhiều tác động xấu, ví dụ như: 

  • Cơ thể bị mệt mỏi, không đủ sức để hoàn thành công việc, đầu óc thường bị choáng váng khi đi bộ, chạy nhảy…
  • Thần kinh bị tổn thương, dễ quên việc cần làm
  • Thường bị đau cổ, gáy, xương sống nên khả năng vận động kém
  • Rối loạn thị giác do lượng máu không cung cấp đủ 
  • Các bệnh về tim mạch 
  • Thai kỳ sẽ gặp nguy hiểm 
  • Nếu thiếu máu nặng dễ gây biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng

Nên bổ sung các thực phẩm bổ máu nào cho cơ thể? 

Thực phẩm bổ máu theo 3 nhóm chất

Thực phẩm bổ sung chất sắt

thực phẩm bổ sung chất sắt
Các thực phẩm bổ sung sắt

Đây chắc chắn là nhóm chất không thể bỏ qua vì hầu hết các trường hợp thiếu máu đều là do thiếu sắt gây ra. Các thực phẩm thuộc nhóm này thường là: thịt đỏ, gan động vật, nấm, mộc nhĩ,… 

Thực phẩm bổ sung Vitamin B

Thực phẩm vitamin B
Vitamin B có vai trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu

Các loại vitamin B12, B9, B6, B,… đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tạo hồng cầu cũng như biệt hóa nguyên bào hồng cầu. Vì thế chúng cũng rất cần đối với người bị thiếu máu. Điển hình trong nhóm này có thể kể đến: trứng, rau đậm màu, các loại đậu, măng tây, sữa và chế phẩm từ sữa, cá hồi, cá ngừ, các loại hạt, hoa quả tươi,… 

Thực phẩm bổ sung Vitamin C

thực phẩm bổ sung vitamin c
Vitamin C góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ cho người thiếu máu

Vitamin C giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu rất tốt. Không những thế nó còn giúp sắt được hấp thụ tốt hơn, phòng chống viêm, nhiễm trùng, hình thành collagen,… Vì thế nó cũng nằm trong danh sách thiếu máu nên ăn gì không thể bỏ qua. Tiêu biểu cho nhóm thực phẩm này phải kể đến các loại trái cây như xoài, cam, cải xoăn, ổi, đu đủ, dâu tây,… 

Thực phẩm bổ máu cụ thể 

Rau có màu xanh đậm

rau củ xanh đậm
Các loại rau củ màu xanh đậm

Các loại rau có màu xanh đậm như: rau ngót, rau đay, súp lơ, cần tây, xà lách, lá lốt, cải xoăn… là nguồn cung cấp chất sắt vô cùng đa dạng. Ngoài ra những loại rau này còn cung cấp vitamin C và folate giúp cho việc hấp thụ sắt trở nên dễ dàng 

Các loại thịt

Thịt đỏ
Hầu như các loại thịt đều hỗ trợ cho người thiếu máu

Hầu hết các loại thịt đều có lượng lớn sắt heme giúp cơ thể hấp thụ đủ lượng sắt cần thiết. Nếu như chưa biết thiếu máu nên ăn gì thì hãy bổ sung các loại thịt như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà… 

Hải sản

hải sản
Các loại hải sản

Ngoài các khoáng chất (photpho, canxi, kẽm…) tốt cho xương khớp thì vỏ hải sản có nhiều chất sắt nên người thiếu máu nên bổ sung cho cơ thể. Các loại hải sản bao gồm: cá mòi, hàu, cá thu, tôm, cua… 

Các loại hạt

các loại hạt
Hầu như các loại hạt đều rất tốt cho cơ thể

Các loại hạt không chỉ là thực phẩm bổ máu cung cấp chất sắt dồi dào mà còn là một thực phẩm đẹp da được các chị em tin dùng. Người bị thiếu máu có thể ăn kèm các loại hạt với salad hoặc trái cây để có 1 bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đề kháng cho cơ thể. 

Xem thêm: Ăn gì đẹp da – Thực Phẩm Đẹp Da Cho Cả Nam Và Nữ 

Trái cây giàu vitamin C

Không trực tiếp bổ sung chất sắt nhưng vitamin C dồi dào trong trái cây giúp cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn nhờ đó quá trình chuyển hoá các chất trở nên tốt hơn. Các loại trái cây lí tưởng là: Nho, xoài, cà chua, chanh, cam, dâu tây, ổi,… 

5 sai lầm thường gặp về thực phẩm bổ máu 

Sai lầm 1: Rau quả không giúp bổ sung sắt

Rất nhiều người không biết rằng, ăn rau quả cũng có lợi cho việc bổ sung sắt. Nhưng như bún khô Phương Anh đã liệt kê ở trên thì thật ra rau quả giúp cơ thể hấp thu chất sắt rất tốt 

Sai lầm 2: Ăn nhiều thịt không tốt cho cơ thể

Nhiều người quan niệm sai lầm về việc ăn thịt nhiều là không tốt nên thường bỏ qua các loại thịt. Nhưng trong thực tế thực phẩm động vật không chỉ giàu sắt mà tỉ lệ hấp thụ của nó cũng cao hơn lên tới 25% (trong khi thực vật tỉ lệ hấp thụ là 3%). 

Sai lầm 3: Trứng, sữa có lợi cho những người thiếu máu

2 loại thực phẩm này đều là thực phẩm dinh dưỡng tuy nhiên không phải là một lựa chọn cho việc bổ sung sắt. Sữa có tỉ lệ sắt rất thấp (10%) còn trứng tuy có hàm lượng sắt cao nhưng lại có khả năng hấp thụ rất thấp (3%). Trong khi đó gan động vật có tỉ lệ hấp thu lên đến 30%, thích hợp với việc bổ sung sắt.  

Sai lầm 4: Ngừng uống sắt khi triệu chứng thiếu máu được cải thiện

Nếu đã sử dụng thuốc thì khi bệnh đã ổn định thì nên uống thêm từ 6-8 tuần nhằm bổ sung lượng sắt dự trữ cho cơ thể. 

Sai lầm 5: Uống cà phê và trà bao nhiêu cũng chẳng hề gì

Chất polyphenol trong lá trà và nhiều axit tannic trong cà phê có thể kết hợp với sắt hình thành các loại muối khó hòa tan, ức chế sự hấp thụ sắt. Do đó, phụ nữ uống cà phê và trà nên uống vừa đủ, một ngày 1-2 cốc là đủ. 

Xem thêm: Bổ sung sắt cho bà bầu


Bún phở khô Phương Anh mong đây là bài viết hữu ích cho bạn! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *