Việt Nam là một nước nông nghiệp xứ nóng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa chia thành ba miền rõ rệt là Bắc – Trung – Nam. Các đặc điểm, tính chất về địa lý, văn hóa, dân tộc. Và khí hậu đã tạo nên những quy định riêng của ẩm thực từng vùng miền. Mỗi vùng miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Chúng góp phần làm ẩm thực Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng.
Mục Lục
Ẩm thực Việt Nam là gì?
Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt. Tuy có ít nhiều có sự khác biệt giữa các vùng miền, dân tộc song ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt.
Nguyên tắc phối hợp trong ẩm thực Việt Nam
Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với sự hài hòa trong cách pha trộn các nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các loại gia vị để chế biến món ăn Việt Nam vô cùng đa dạng. Bao gồm:
- Các loại rau thơm như húng thơm, tía tô, hành, thì là,…
- Các loại gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng…
- Các loại gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, nước cốt dừa…
Một nét đặc biệt khác có trong ẩm thực Việt Nam chính đó là gia vị nước mắm. Nước mắm thường được sử dụng thường xuyên. Trong hầu hết các món ăn của người Việt Nam. Ngoài ra, nước ta còn có các loại nước chấm như xì dầu (được làm từ đậu nành).
Đặc điểm ẩm thực theo từng vùng miền dân tộc
Ẩm thực Việt Nam – miền Bắc
Ẩm thực miền Bắc đặc trưng với khẩu vị mặn mà, đậm đà. Thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc thường với nguyên liệu chính là thịt, cá.
Thế nhưng, ẩm thực miền Bắc lại khá sặc sỡ và đại diện cho nền ẩm thực này chính là thủ đô Hà Nội. Nơi lưu giữ những tinh hoa ẩm thực nơi đây. Hai món ăn có bề dày lịch sử và được lọt vào top những món ăn cụ thể phải thưởng thức khi đến Việt Nam chính là phở Hà Nội và bún chả Hà Nội.
Ẩm thực Việt Nam – miền Trung
Đồ ăn ẩm thực miền Trung có đầy đủ tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt. Có nhiều món ăn cay và mặn hơn ẩm thực miền Bắc và miền Nam. Màu sắc được phối trộn đa dạng, rực rỡ. Hầu như thiên về màu đỏ và nâu sậm. Nếu Hà Nội có bún chả, phở thì ở miền Trung có món mì Quảng, bún bò Huế, bánh đập, bánh bột lọc… Luôn nhận được những lời ca ngợi từ khách nội địa và quốc tế.
Ngoài ra, ẩm thực ở Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia. Cho nên các món ăn được trang trí rất cầu kỳ.
Ẩm thực Việt Nam – miền Nam
Ẩm thực miền Nam có thiên hướng hảo vị chua ngọt, đây là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan… Nền ẩm thực miền Nam cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô như mắm cá sặc,mắm bò hóc, mắm ba khía… Món ăn đặc trưng của miền Nam có thể nói đến cá lóc nướng trui, lẩu cá bông điên điển, mắm ba khí; món cơm tấm trứ danh hay những món ăn vặt đặc sắc như chè, bánh tráng trộn, ốc… của người TP. HCM.
Ẩm thực Việt Nam – các dân tộc
Với 54 dân tộc sống trên nhiều vùng địa lý đa dạng khắp toàn quốc. Ẩm thực của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có bản sắc riêng biệt. Các món độc lạ như món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên. Thế nhưng, nhiều món ăn đã trở thành đặc sản trên quốc gia Việt Nam và được nhiều người biết đến, như mắm bò hóc miền Nam, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn)…
Ẩm thực thể hiện văn hóa tinh thần người Việt
Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp. Là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn, thái độ ứng xử lịch lãm, có giáo dục. Việc ăn uống đều có những phép tắc từ bản thân, đến trong gia đình, các mối quan hệ ngoài xã hội.
Trong gia đình: ăn chung mâm, “kính trên nhường dưới”, thể hiện sự kính trọng, tình cảm yêu thương. Bữa cơm được xem là bữa cơm sum họp gia đình, mọi người quây quần bên nhau, cùng nhau vui vầy sau một ngày thực hiện công việc mệt nhọc.
Bản thân mỗi người phải biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn. Cũng như đề cao danh dự của mình: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, hay “ăn phải nhai, nói phải nghĩ”.
Ngoài xã hội: việc mời khách đến nhà thể hiện nét văn hóa giữa người với người trong xã hội. Khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ nhà thường gắp thức ăn mời khách, tránh việc dừng đũa trước khách, và có lời mời ăn thêm khi khách dùng bữa. Bữa cơm thiết không chỉ đơn thuần là cuộc vui mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách đặc trưng của người Việt.
Ẩm thực Việt Nam là một bức tranh đầy màu sắc, nổi bật lên bản sắc riêng của từng dân tộc, vùng miền. Nhưng chúng vẫn mang trong mình cốt cách, linh hồn Việt đồng nhất. Đậm đà vị dân tộc không thể xóa nhòa.
Bún phở khô Phương Anh hi vọng bài viết này thật sự hữu ích với bạn.